Quy trình thiết kế bếp nhà hàng – điều quan trọng không thể bỏ qua. Có rất nhiều yếu tố quyết định sự phát triển của việc kinh doanh nhà hàng, từ phong cách cho đến không gian của từng khu vực. Và điều quyết định sự hài lòng của khách hàng sẽ là hương vị món ăn mà chúng ta tạo ra.
Vì vậy không gian bếp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc đưa ra quy trình đúng và áp dụng nó vào thực tiễn nhà bếp tại các nhà hàng là vấn đề cần được quan tâm đầu tiên khi bắt tay vào hoạt động kinh doanh.
Quy trình thiết kế bếp nhà hàng
Quy trình thiết kế bếp nhà hàng để việc hoạt động được hiệu quả
Nguyên tắc của quy trình thiết kế bếp nhà hàng
Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc thiết kế bếp nhà hàng là thiết kế theo quy trình bếp một chiều, đảm bảo sự lưu thông một chiều của thực phẩm, tránh sự chồng chéo giữa các khu, sống chín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sơ đồ nguyên lý của khu Bếp một chiều.
Việc tuân thủ nguyên lý bếp một chiều sẽ giúp việc hoạt động cửa căn bếp được hoàn chỉnh, khoa học và an toàn.
Đặc biệt là vào những khung giờ cao điểm căn bếp sẽ dễ trở nên lộn xộn và mất kiểm soát, nếu không có quy trình nhất định sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của bếp và quá trình cũng như kết quả món ăn.
Vậy nên hãy cùng Wasaka tìm hiểu về sơ đồ nguyên lý bếp một chiều để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về quy trình hoạt động khoa học của căn bếp.
Chi tiết bố trí từng khu vực trong quy trình thiết kế bếp nhà hàng.
Mô hình thiết kế bếp chuyên biệt có thể đảm bảo an toàn, tiện lợi và hiệu quả. Để đạt được điều đó từng khu vực của căn bếp đều đóng góp một vai trò quan trọng và cần được phân bố hợp lý.
Việc sắp xếp đầy đủ các bộ phận, khu vực bếp còn giúp bạn tiết kiệm được chi phí, thời gian và cả nguồn nhân lực cho việc nấu ăn và phục vụ khách hàng. Hãy cùng Wasaka tìm hiểu về quy trình thiết kế bếp nhà hàng hiệu quả.
Khu vực kho
Đây là nơi được sử dụng để chứa các loại nguyên vật liệu, có thể có cả đồ khô và thực phẩm tươi sống. Các trang thiết bị được sử dụng phục vụ cho quá trình chế biến cũng có thể được lưu trữ tại đây.
Kho chứa thường được phân thành các loại cơ bản thường thấy như:
- Kho khô: Đây là nơi chuyên dụng để chứa các loại dụng cụ, thực phẩm khô như gạo, bột, các loại gia vị,…
- Kho lạnh: Với những thực phẩm cần sử dụng trong ngày hoặc rau củ cần độ tươi xanh có thể được bảo quản tốt với kho lạnh.
- Kho đông: Vì yêu cầu về độ tươi và tránh thực phẩm bị hư chúng ta cần có một khu vực đông để lưu trữ riêng các loại hải sản, thịt, thực phẩm dễ hỏng hay nguyên liệu cần được sử dụng trong thời gian dài.
Khu vực sơ chế
Sơ chế là nơi được sử dụng cho việc việc làm sạch và xử lý các loại nguyên vật liệu như thịt cá, hải sản để sãn sàng cho quy trình nấu ăn.
Tại đây cần được chuẩn bị các loại thiết bị cần thiết như chậu rửa, kệ đựng đồ, máy cắt xương, máy tháu rau củ, dao thớt,…
Hãy bố trí làm sao để các loại đồ dùng được đặt phù hợp với tầm với của nhân viên. Như vậy việc sử dụng sẽ thuận tiện và dễ dàng, tạo hiệu quả tốt.Cũng có thể đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
Khi lựa chọn các loại chậu rửa nên xem xét ưu tiên các loại được là từ inox cao cấp. Như vậy thì có thể đảm bảo được tuổi thọ sử dụng và nâng cao năng suất làm việc. Đây là khu vực cần được chú ý sắp xếp gọn gàng trong quy trình thiết kế bếp nhà hàng vì sẽ có sử dụng những thiết bị chuyên biệt.
Khu chế biến thức ăn
Khu vực chế biến thức ăn được xem như là khu vực quan trọng nhất vì đây là nơi làm chín hoàn thiện và tác động trực tiếp đến hương vị của món ăn.
Tại đây, các thiết bị thông dụng là các loại bếp á, bếp âu, lồng hấp, lò nướng, tủ hấp cơm,… Đây đều là những loại thiết bị có công suất nấu ăn vô cùng lớn. Vì vậy kích thước của các sản phẩm này sẽ tương đối lớn và cần không gian đủ rộng để sắp đặt.
Vậy nên cần nghiên cứu làm sao để có được bố cục khoa học nhất cho từng lại bếp.
Khu vực sẵn sàng phục vụ
Khu vực này được dành riền cho nhân viên phục vụ. Họ cần phục vụ ngay món ăn cho khách hàng một cách nhanh chóng ngay sau khi món ăn được hoàn thành.
Ở đây chúng ta cầ chuẩn bị một số loại xe đẩy thức ăn, bàn inox, tủ hâm, tủ giữ nóng thức ăn. Như vậy, món ăn sẽ có thể giữ được độ nóng và thơm ngon vốn có.
Khu vực rửa
Khu vực rửa của quy trình thiết kế bếp nhà hàng gần như là khâu cuối cùng của việc chế biến và phục vụ món ăn cho khách hàng.
Có thể thấy một số vật dụng quan trọng tại đây như chậu rửa công nghiệp, rổ giá, kệ, xe đẩy hoặc các loại bàn inox. Và ở rất nhiều nhà hàng để có thể tiết kiệm khối lượng công việc cũng như thời gian, một thiết bị không thể thiếu trong căn bếp đó chính là máy rửa bát công nghiệp. Máy rửa bát có các chức năng làm sạch vết bẩn và diệt khuẩn sấy khô bát ngay sau khi làm sạch. Hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Đặc biệt tại khu vực này cần chú ý đến việc đảm bảo vệ sinh và khô ráo. Hãy loại bỏ các loại rác cũng như chất bẩn khỏi khu vực ngay sau khi hoàn thành công việc.
Tham khảo thêm các sản phẩm bếp công nghiệp tại https://wasaka.com.vn/san-pham/
- Bếp âu 4 họng có lò nướng – Sản phẩm tích hợp thông minh cho hệ thống nhà hàng.
- Các mô hình sắp xếp bếp nhà hàng phổ biến
- Những điều cần biết về tủ nấu cơm công nghiệp – Hướng dẫn sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp
- Cách làm thương hiệu cho nhà hàng
- Lò hấp nướng đa năng – Vị thế và tầm cao mới của nhà hàng Việt.